Hướng dẫn sử dụng phần mềm vẽ mạch mã nguồn mở KiCad (phần 1)

KiCad là bộ phần mềm mã nguồn mở miễn phí cho tự động hóa thiết kế điện tử. Nó tạo điều kiện cho việc thiết kế sơ đồ cho các mạch điện tử và chuyển đổi chúng sang thiết kế PCB. KiCad ban đầu được phát triển bởi Jean-Pierre Charras. Nó có một môi trường tích hợp để chụp sơ đồ và thiết kế bố trí PCB.

Sau đây, Điện Tử Bốn Phương xin giới thiệu đến bạn các bước ngắn nhất để sử dụng phần mềm KiCad này. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Đuôi mở rộng:

– *.pro : file quản lý dự án.

– *.sch, *.lib, *.net : sơ đồ nguyên lý.

– *.net : chọn chân linh kiện.

– *.kicad_pcb : chỉnh sửa board vi mạch.

– *.lib, *.kicad_mod, *.kicad_wks : chuyển đổi ảnh bitmap sang các thành phần hoặc chân linh kiện.

– *.kicad_wks : trang chỉnh sửa layout.

2. Sử dụng KidCad:

            2.1. Vẽ sơ đồ nguyên lý:

B1: Mở KidCad.exe.

B2: Tạo project mới: File → New Project → New Project. Lưu với đuôi mở rộng là *.pro.

B3: Chọn Eeschema 1 – Điện Tử Bốn Phương để vẽ schematic.

B4: Chọn icon Page Settings 2 – Điện Tử Bốn Phương để chọn định dạng khổ A4 và các ghi chú cần thiết cho dự án.

Các thông tin sau khi cập nhật sẽ được hiện ở khung phía dưới bên phải.

Lưu dự án: File → Save Schematic Project.

B5: Chọn linh kiện ấn Place component 3 – Điện Tử Bốn Phương (phím tắt: A).

B6: Nhập tên linh kiện và chọn linh kiện mong muốn bằng cách double-click.

4 – Điện Tử Bốn Phương

B7: Đặt linh kiện vào vị trí mong muốn trong sơ đồ nguyên lý.
  • Có thể chọn linh kiện sau đó ấn phím G để di chuyển linh kiện.
  • Phím M để di chuyển ghi chú của linh kiện.
  • Để đặt linh kiện khác chỉ cần nhấp vào vị trí bạn muốn. Cửa sổ Choose Component sẽ xuất hiện trở lại.
  • /* Note 1: Copy linh kiện bằng cách lướt qua linh kiện và ấn phím C, sau đó chọn đến vị trí cần đặt linh kiện mới. */
  • /* Note 2: Có thể xóa linh kiện khi gọi dư bằng cách lướt qua linh kiện và ấn phím Del hoặc chuột phải vào linh kiện chọn Delete Component. */

5 – Điện Tử Bốn Phương

  • /* Note 3: Có thể chỉnh sửa mặc định của các phím tắt bằng cách chọn Preferences → Hotkeys → Edit hotkeys. */

6 – Điện Tử Bốn Phương

B8: Lăn chuột để phóng to thu nhỏ hoặc ấn các phím F1, F2, F4; ấn giữ phím lăn chuột và kéo để di chuyển trang.

B9: Chọn linh kiện và ấn phím R để xoay linh kiện theo hướng mong muốn.
  • Phím X: Lật ngược theo chiều cắt ngang.
  • Phím Y: Lật ngược theo chiều cắt dọc.
  • Phím N: Trở lại trạng thái ban đầu.
B10: Chỉnh giá trị cho linh kiện
  • Chuột phải chọn Edit Component → Value

7 – Điện Tử Bốn Phương

  • Hoặc ấn phím tắt V.
/* Note 4: Có thể quay lại thao tác bằng phím Ctrl + Z */
B11: Chỉnh sửa kích thước ô lưới
  • Chuột phải → Grid select. Khuyến khích để 50 mils.
B12: Thêm thư viện linh kiện nếu linh kiện cần không có trong các thư viện hiện có bằng cách Preferences → Component Libraries → Add (button for Component library files).
  • Nếu là hệ điều hành Windows → C:Program Files (x86)KiCadshare (Windows)
  • Nếu là hệ điều hành Linux → /usr/share/kicad/library/ (Linux). 
B13: Thực hiện các thao tác trên để có được các linh kiện được sắp xếp như hình bên dưới:

8 – Điện Tử Bốn Phương

B14: Nối dây

  • Phím tắt: W để nối dây đơn, phím B để nối bus.          
  • Hoặc chọn các biểu tượng bên phải màn hình:  9 – Điện Tử Bốn Phương (nối dây đơn) 10 – Điện Tử Bốn Phương (nối bus).
  • Nối dây như hình sau:

11 – Điện Tử Bốn Phương

Còn tiếp…Phần 2 👉


Điện Tử Bốn Phương © 2024

📲 Hotline hỗ trợ mua hàng, đặt hàng: 07.677.08.058
📞 Hotline hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn giải pháp: 090.294.68.24
💬 Hoặc để lại bình luận của bạn ngay bên dưới 👇

Trả lời

Hoặc đăng nhập bằng: